top of page

LÀNG GỐM BÁT TRÀNG - CÁI NÔI NGHỀ GỐM THỦ CÔNG TẠI VIỆT NAM

  • Ảnh của tác giả: Anh Vo
    Anh Vo
  • 8 thg 11, 2023
  • 3 phút đọc

Đã cập nhật: 9 thg 11, 2023

Gốm Bát Tràng – làng nghề lâu đời ở Việt Nam với nhiều sản phẩm gốm sứ kết tinh những tinh hoa văn hóa dân tộc với các sản phẩm bằng gốm độc đáo mang màu sắc quê hương.

Làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý. Trong tác phẩm “Dư địa chí” của mình, Nguyễn Trãi đã ghi rõ sản phẩm của làng đã được chọn làm cống phẩm Trung Quốc. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ.

Hãy Cùng Gomdepgomxinh khám phá những điều bất ngờ từ làng gốm có tuổi đời 500 năm tuổi này nhé!

Làng Gốm Bát Tràng ở đâu?

Làng gốm Bát Tràng – ngôi làng cổ khoảng 500 tuổi, nằm ven sông Hồng (thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), cách thành phố Hà Nội hơn 10km về phía Đông Nam. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Đôi nét về truyền thống làm gốm tại đây.

Từ xa xưa, làng gốm Bát Tràng có truyền thống chế tác với phương pháp và kỹ thuật sản xuất thủ công. Tất cả những nguyên liệu chuẩn bị cho chế tác và tạo dáng sản phẩm đều được nghệ nhận sử dụng bằng chính đôi bàn tay khéo léo và tài hoa trên bàn xoay. Đồng thời, sử dụng dòng men trong nước kết hợp với bí kíp gia truyền để tạo nên những sản phẩm với lớp men trắng.


Sản phẩm gốm đặc sắc được tạo nên từ đôi tay khéo léo của nghệ nhân
Sản phẩm gốm đặc sắc được tạo nên từ đôi tay khéo léo của nghệ nhân

Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đều sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, thêm vào đó, hoạt tiết, hoa văn trang trí mang nét độc đáo riêng biệt đã tạo nên những sản phẩm chất lượng tốt, có giá trị thẩm mỹ cao. Họa tiết đều được nghệ nhân vẽ thủ công bằng tay khiến cho sản phẩm tự nhiên, không bị đứt quãng. Mỗi họa tiết vẽ Rồng, Công Phượng, tùng hạc, hoa mai, hoa đào, cá chép…đều mang ý nghĩa riêng của nó.

Sơ lược về quá trình làm gốm tại Bát Tràng

Để tạo ra sản phẩm gốm, người thợ làm gốm phải thực hành qua các khâu chọn đất, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, cuối cùng là nung gốm. Đất làm gốm phải được nén thật chặt để đảm bảo độ rắn chắc cho sản phẩm. Nung gốm cũng là cả một kỹ thuật để cho ra một sản phẩm bóng đẹp, nổi bật nét tinh tế của họa tiết.


Mỗi họa tiết, hoa văn trên sản phẩm đều mang ý nghĩa riêng biệt.
Mỗi họa tiết, hoa văn trên sản phẩm đều mang ý nghĩa riêng biệt.

Nguyên liệu được người thợ làm gốm sử dụng là đất sét trắng, đất sẽ được xử lý trước khi đưa vào tạo hình. Nghệ nhân làm gốm bắt đầu nhào nặn, tạo dáng sản phẩm từ những khối đắt sét trắng thô kệch, sau đó trang trí họa tiết, hoa văn độc đáo gắn liền với nét văn hóa dân tộc. Những sản phẩm gốm Bát tràng đều được tráng men trước khi cho vào nung giúp lớp men bám chắc, căng mịn và sáng bóng.

Kết Bài

Với sự phát triển của một làng nghề truyền thống, làng gốm Bát Tràng không chỉ lưu giữ nét đẹp đa dạng, phong phú của nền văn hóa dân tộc nước ta mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của xã hội.

Nhằm phát huy hết những giá trị văn hóa của làng nghề, Bát Tràng đang trở thành điểm đến du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những sản phẩm gốm mang đậm giá trị văn hóa truyền thống đã trở thành thương hiệu nổi tiếng mang nét độc đáo riêng có của người Việt.

Hãy theo dõi Gomdepgomxinh để khám phá nhiều ý tưởng và văn hóa về gốm Việt Nam nhé!





Comments


bottom of page